Phát triển năng lượng tái tạo: Thách thức trong điều hành hệ thống điện Việt Nam

Thứ năm - 15/11/2018 23:10

Phát triển năng lượng tái tạo: Thách thức trong điều hành hệ thống điện Việt Nam

Bản chất năng lượng tái tạo (NLTT) luôn chứa đựng những yếu tố bất định và khi được bổ sung vào thị trường phát điện cạnh tranh, sẽ là một thách thức lớn trong điều hành hệ thống điện Việt Nam. PV Tạp chí Điện lực có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) xoay quanh vấn đề này.

PHẦN 1:
PV: Khi NLTT phát triển, việc điều hành hệ thống điện sẽ có những thuận lợi, khó khăn gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Cường: Theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, đến năm 2020, hệ thống điện Việt Nam sẽ có 800 MW điện gió và 850 MW điện mặt trời và tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Việc phát triển NLTT đi kèm cơ chế khuyến khích ưu đãi sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó giảm áp lực về việc thu xếp vốn xây dựng các công trình nguồn điện. Đặc biệt, các dự án điện mặt trời, điện gió chủ yếu tập trung ở miền Nam và Nam Trung bộ - khu vực có phụ tải chiếm khoảng 50% cả nước. Vì vậy, phát triển NLTT sẽ góp phần giảm thiếu hụt điện tại miền Nam, tăng cường an ninh cung ứng điện và giảm căng thẳng trong vận hành hệ thống điện.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, NLTT cũng gây không ít khó khăn trong việc điều hành hệ thống điện. Cụ thể, với đặc điểm công suất phát hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn năng lượng sơ cấp mang tính bất định như NLTT, sự ổn định của hệ thống điện nhìn chung sẽ bị ảnh hưởng nếu các nguồn điện truyền thống không kịp thời điều chỉnh theo sự thay đổi công suất của phụ tải và nguồn điện từ NLTT. 

Theo tính toán, hệ số sử dụng công suất của các nguồn NLTT (gió, mặt trời) tại Việt Nam chỉ khoảng 18-20%, thấp hơn đáng kể so với nguồn nhiệt than khoảng 75% và thủy điện khoảng 40-50%. Ngoài ra, nếu NLTT tham gia sâu vào hệ thống, việc vận hành sẽ gặp những thách thức sau: Chất lượng điện năng cũng có xu hướng xấu đi, hiện tượng điện áp nằm ngoài ngưỡng quy định sẽ tăng thêm, đặc biệt tại các khu vực tập trung nhiều nguồn và cách xa trung tâm phụ tải, quá trình mất cân bằng trong hệ thống có xu hướng xảy ra nhanh và mạnh hơn. 

Trong 3-5 năm tới, sự phát triển của các dự án điện mặt trời cũng có thể vượt quá khả năng mang tải của lưới điện hiện có. Giới hạn vận hành của thiết bị tại các khu vực có tiềm năng điện mặt trời lớn như Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà… sẽ liên tục bị vi phạm, gây bất ổn hệ thống, nguy hiểm cho thiết bị và phát sinh nhiều vấn đề về kĩ thuật mà các cấp điều độ phải xử lý.

PV: Cần phải làm gì để “hóa giải” những khó khăn, thách thức trên, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Cường: Một trong các thách thức lớn nhất trong vận hành nguồn NLTT là tính bất ổn của công suất phát. Để có thể giảm nhẹ ảnh hưởng này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao A0 xây dựng hệ thống dự báo năng lượng tái tạo ngắn hạn. Hệ thống sẽ dự báo được công suất phát của các nguồn NLTT dựa trên các thông tin về dự báo khí tượng thủy văn, thời tiết, đặc tính vận hành và thời gian hoạt động thực tế của các nhà máy NLTT. Từ kết quả này, A0 sẽ có các phương án chủ động lập kế hoạch huy động nguồn điện NLTT và kế hoạch huy động các nguồn hỗ trợ khác để điều khiển tần số hệ thống điện. Nếu làm tốt việc dự báo, hệ thống điện sẽ được vận hành ổn định, an toàn và kinh tế.
ROBOT VỆ SINH PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Tác giả bài viết: DONA JSC TỔNG HỢP

Tổng số điểm của bài viết là: 38 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây