Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời Tuy Phong được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 50ha, công suất nhà máy 30MW, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Đây là dự án sử dụng công nghệ từ các nhà cung cấp hàng đầu thế giới như: Jinko Solar (Top 1 thế giới về tấm pin), Power Electronic (Top 10 thế giới về inverter), Daihen (một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Nhật Bản về máy biến áp công suất lớn).
Khi hoàn thành đưa vào vận hành khai thác, nhà máy sẽ cung cấp mỗi năm khoảng 63 triệu kW/giờ điện thương phẩm, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Dự án điện năng lượng Mặt Trời Tuy Phong được Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020. Dự kiến, nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào tháng 6/2019.
Bình Thuận là một trong những địa phương có số giờ nắng nhiều, có bức xạ nhiệt cao và ổn định, rất phù hợp và thuận lợi để phát triển điện Mặt Trời, nhất là tại các khu vực phía Bắc của tỉnh. Đồng thời, đây cũng là lĩnh vực được Chính phủ đặc biệt khuyến khích đầu tư.
Hiện toàn tỉnh hiện có khoảng 40 vị trí quy hoạch đưa vào danh mục thu hút dự án điện Mặt Trời với nhu cầu sử dụng đất khoảng 7.730ha. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở khu vực huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Tân…
Theo quy hoạch, đến năm 2030 tỉnh Bình Thuận có thể thu hút đầu tư phát triển các dự án nhà máy năng lượng Mặt Trời với tổng công suất trên 4.000 MW. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng sạch trong tương lai.
Đến nay, tỉnh Bình Thuận đã có 14 dự án điện Mặt Trời được chấp thuận chủ trương với tổng vốn đầu tư khoảng 20.700 tỷ đồng.
MÁY ÉP CỌC PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Tác giả bài viết: TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn