Mối nguy từ 'bán non' dăm gỗ

Thứ năm - 18/10/2018 22:29

Mối nguy từ 'bán non' dăm gỗ

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất thế giới. Thật trớ trêu, vị trí này lại bị chính các chuyên gia, doanh nghiệp (DN) trong ngành lâm nghiệp và chế biến gỗ khuyến cáo không nên tự hào, vì dăm gỗ nếu chế biến tinh thành sản phẩm giá trị gia tăng sẽ lên tới 20 - 30 lần

Phát triển nhanh, kém bền vững

Dăm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dăm năm 2017 đạt trên 1 tỉ USD, tương đương với 8,2 triệu tấn dăm khô, chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba thị trường nhập khẩu dăm gỗ của Việt Nam nhiều nhất, với lượng dăm nhập khẩu vào các thị trường này chiếm trên 90%.
HÌNH ẢNH MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG

p1060075

Dăm gỗ keo xuất khẩu

Kể từ năm 2012 Việt Nam đã vượt qua Úc trở thành quốc gia xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất thế giới. Trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 60% trong tổng kim ngạch và lượng dăm xuất khẩu của cả nước. Ngành chế biến và xuất khẩu dăm gỗ trong nước liên tục mở rộng. Số lượng nhà máy chế biến dăm tăng từ 47 nhà máy năm 2009 lên 130 nhà máy năm 2016.

Lượng dăm gỗ xuất khẩu bình quân lên tới 7-8 triệu tấn dăm khô, tương đương 14-16 triệu m3 gỗ quy tròn, hầu hết là gỗ keo từ rừng trồng. Khoảng 90% nguyên liệu làm dăm gỗ là từ gỗ keo/tràm. Các nguồn nguyên liệu còn lại là bạch đàn, gỗ cao su. Keo/tràm là loài gỗ được sử dụng nhiều nhất trong nguyên liệu dăm.
HÌNH ẢNH MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG

p1060088

Dăm gỗ là mặt hàng tiêu thụ nguyên liệu nhiều nhất, chiếm hơn một nửa nguyên liệu toàn ngành gỗ sử dụng. Trước năm 2010, mỗi năm Việt Nam chỉ xuất khẩu 3-4 triệu tấn dăm. Từ 2014, do nguyên liệu gỗ nhỏ của rừng trồng trong nước tăng và giá xuất tăng VN xuất 8 triệu tấn/năm, với 60% sản lượng xuất sang thị trường Trung Quốc.

Không thể phủ nhận công nghiệp băm dăm tạo động lực cho trồng rừng và thu nhập ngắn ngày cho nông/lâm dân, nâng diện tích rừng trồng thương mại của Việt Nam đạt gần 3 triệu ha.
HÌNH ẢNH MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG

p1060111

Tuy nhiên, đa phần ý kiến cho rằng xuất khẩu dăm đem lại các lợi ích thấp cho nguồn gỗ rừng trồng, do vậy cần nên hạn chế. Sự phát triển của ngành dăm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nguyên liệu gỗ lớn cho ngành chế biến gỗ. Lâm dân có tâm lý ăn sổi, thu hoạch cây non, đường kính nhỏ ở độ tuổi 3-4 năm, giá trị thấp, thay vì kéo dài đến 8-10 năm để tạo nguồn gỗ lớn.

Năm 2017, ngành gỗ VN sử dụng khoảng 32 triệu m3 gỗ, trong đó rừng trồng trong nước cung ứng được 24 triệu m3, còn lại nhập khẩu. Năm 2016, Chính phủ quyết định áp dụng mức thuế xuất khẩu 2% với dăm. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho can thiệp thông qua công cụ thuế không hiệu quả. Các con số về lượng và kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua cho thấy rất rõ ràng ngành dăm vẫn tiếp tục mở rộng.
VIDEO MÁY BĂM DĂM DI ĐỘNG

Tác giả bài viết: DONA JSC TỔNG HỢP

Tổng số điểm của bài viết là: 43 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây